5 Bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân cực hiệu quả

tháng 10 23, 2024 - Đặc Sản Cần Thơ - Huỳnh Thảo

 5 Bí quyết giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân cực hiệu quả  

Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, thấp còi không đủ chất dinh dưỡng phát triển cùng các bạn trang lứa sẽ khiến trẻ tự ti và mặc cảm. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp phụ huynh tìm ra được giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn và ăn ngon hơn.


I. Nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ

  1. Trẻ bị áp lực tâm lý và học tập

Những sai lầm trong việc cho trẻ ăn mà phụ huynh có thể mắc phải là quá thúc ép, nuông chiều quá mức hoặc quản lý quá nghiêm ngặt. Lúc này, trải nghiệm ăn uống không còn thú vị mà khiến trẻ cảm thấy khó khăn nhiều hơn.


Lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá cao so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, bật khóc, nôn ói hoặc chống đối. Tình trạng này cứ xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần về lâu dài sẽ ám ảnh trong tâm trí của trẻ, gây cảm giác sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn như bây giờ. 


Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ giấc ăn uống, nơi ăn và có thể người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà, anh chị,...sẽ bị thay đổi tâm trạng, xa lạ, hờn dỗi và không muốn ăn. Mặt khác, trẻ có biểu hiện áp lực trong quá trình học tập tại trường, tâm trạng buồn bã mong muốn được cha mẹ quan tâm nhiều hơn nhưng cha mẹ lại ít khi dành thời gian động viên và chơi cùng trẻ, luôn bận rộn với công việc và cư xử lạnh nhạt với trẻ nên bé thể hiện không muốn ăn để chống đối và khả năng cao là chán nản bỏ ăn.


  1. Trẻ thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh

Mỗi giai đoạn độ tuổi của trẻ em sẽ có những thay đổi hành vi và sinh lý cơ thể con người như là trẻ biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,...đều là nguyên nhân khiến trẻ có khả năng biếng ăn, kén ăn. 

Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng do thay đổi khí hậu, sâu răng do ăn nhiều đồ ngọt,...gây cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên trẻ thường bỏ ăn để không hứng chịu cảm giác cơn đau ấy nữa. 


Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.


Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),...thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn. Biếng ăn ở trẻ có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.


Cha mẹ nên chú trọng vào khẩu phần ăn, chia ra nhiều bữa ăn nhỏ vừa đủ để trẻ luôn có cảm giác đói bụng và nên cho trẻ ăn chín, uống sôi để phòng tránh các bệnh lý về sức khỏe.


  1. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.

Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.


Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,...trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.

Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.


Trẻ em thường học hỏi từ cha mẹ. Nếu cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc không chú trọng đến bữa ăn, trẻ cũng có thể bắt chước theo.


  1. Trẻ biếng ăn do thiếu hụt dinh dưỡng

Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng có thể mắc nhiều vấn đề khác nhau, một trong số đó là tình trạng biếng ăn. Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất thường gặp là thiếu Vitamin nhóm B, Kẽm, Selen và một số axit amin thiết yếu (như Lysine), nếu không được bổ sung kịp thời thì khả năng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng sẽ kém dần, trông bé lúc nào cũng tỏ ra mệt mỏi và sức khỏe suy giảm.


Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,...


II. 5 Cách giúp mẹ chăm bé ăn ngon và tăng cân hiệu quả  

  1. Tạo không gian ăn uống thoải mái

Môi trường ăn uống cho trẻ em cũng là yếu tố quan trọng góp phần đến tâm lý ăn uống của trẻ. 


Đầu tiên, hãy tạo một không gian ăn uống trang trí ấm cúng, thoải mái và sạch sẽ khơi gợi cảm xúc của trẻ có sự hứng thú để ăn. Tạo ra những hoạt động giải trí bổ ích và tham gia cùng bé, đặc biệt không nên để tình trạng trẻ vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử làm xao nhãng bữa ăn.


Sau đó, cha mẹ hãy đồng hành cùng bé khi ăn nói chuyện vui vẻ, chia sẻ những kiến thức về thế giới xung quanh, kể chuyện hài hước hoặc đọc một quyển truyện mà bé yêu thích để tạo sự thoải mái cho trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ kích thích cả 5 giác quan, trí tuệ mà còn tăng cường vị giác ngon miệng.


  1. Sáng tạo trong chế biến món ăn

Trẻ em rất thích những thứ có màu sắc sặc sỡ và đẹp mắt, cha mẹ có thể tham khảo tại các cửa hàng, siêu thị lựa chọn bộ chén bát, thìa nĩa xinh xắn để tạo cảm hứng ăn uống cho bé. Một số đồ dùng có hình họa đáng yêu như: chiếc bát hình gấu, chuột mickey, mèo kitty ngộ nghĩnh, in hình cây cỏ hoa lá sinh động, chiếc thìa nĩa, chiếc cốc có màu sắc rực rỡ,...sẽ khiến con cảm thấy hứng thú hơn khi ăn.


Bên cạnh đó, cha mẹ cũng trang trí món ăn bắt mắt hơn nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ trong bữa ăn. Ví dụ: cơm biến hình thú cưng ngộ nghĩnh; món rau biến thành vườn hoa; trái cây xếp thành những chú mèo,…


Đồng thời, cha mẹ hãy lập danh sách menu nấu đa dạng món ăn thay đổi hàng ngày để trẻ làm quen với nhiều hương vị khác nhau, tập tiếp nhận các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chế biến phong phú nhiều loại món ăn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đồng thời, mẹ cũng hiểu rõ hơn về khẩu vị của con, biết được con bị dị ứng với loại thực phẩm nào.


Thực đơn dành riêng cho trẻ biếng ăn cần đảm bảo đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, tinh bột, chất béo. Đặc biệt, thực phẩm chứa kẽm như thịt gà, thịt bò, cá, rau củ, các loại đậu...có khả năng tăng hấp thu cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon hơn và kích thích sự thèm ăn ở trẻ.




  1. Khuyến khích trẻ tham gia nấu ăn

Để tạo động lực trẻ trước khi ăn, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia cùng mình vào bếp chuẩn bị bữa ăn để bé thích nghi và làm quen nấu ăn. Hãy cho bé cơ hội làm những việc đơn giản như lặt rau, trộn các thành phần hoặc tham gia vào chế biến bánh ngọt. Điều này giúp trẻ tương tác thú vị với thực phẩm, mùi hương món ăn sẽ kích thích khứu giác khiến trẻ cảm thấy đói bụng và tự hào công sức của mình.



  1. Xay nhuyễn thức ăn với bé mới tập ăn dặm

Thói quen ăn dặm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhai, nuốt và tiếp cận với những thực phẩm mới. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh khi xay nhuyễn thức ăn cho bé. Mẹ cũng có thể thêm một ít nước hoặc sữa để làm cho thức ăn mềm mượt hơn.

  1. Bổ sung thêm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn

Để khắc phục tình trạng trẻ chán ăn, cha mẹ cần ưu tiên chất lượng hơn số lượng trong các bữa ăn của trẻ. Theo đó, phụ huynh cần khéo léo thêm vào món ăn các chất bổ để nạp cho trẻ nhiều calo và dinh dưỡng mà không tạo cảm giác ăn nhiều. Gợi ý cho mẹ một số tips sau:

  • Đối với những món súp, cháo hay món xào, nấu, mẹ có thể thêm vào bơ, phomai, kem (loại dùng để nấu ăn) để món ăn dậy mùi thơm, tăng độ ngậy và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

  • Cho trẻ uống các loại sữa giúp tăng cân. Sữa nguyên kem thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn sữa thường.



  • Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ có thể thêm nhiều dầu mỡ hơn để giúp bổ sung năng lượng, là cách giúp trẻ ăn ngon tăng cân khỏe mạnh.

  • Những loại hạt nhiều chất béo, calo và khoáng chất rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ và giúp trẻ tăng cân đều, ví dụ như: Đậu phộng, hạt dẻ, hạt hạnh nhân,...Mẹ có thể thêm các hạt này vào thức uống của trẻ bằng cách xay nhỏ và rắc lên. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi cần tránh các loại hạt này do nguy cơ khiến trẻ bị hóc, nghẹn hoặc dị ứng.


III. Kết luận

Hy vọng với các tips trên hỗ trợ cho trẻ ăn ngon miệng hơn và giúp mẹ có thêm kinh nghiệm hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này nhé!


Nếu cha mẹ đang có nhu cầu tìm sản phẩm có thể giúp con ăn ngon, ăn nhiều và ngủ tốt để bé cao lớn khỏe mạnh. Phụ huynh có thể tham khảo các sản phẩm sữa công thức của chúng tôi được sản xuất đặc biệt dành riêng cho trẻ em thấp còi và biếng ăn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những thành phần tự nhiên và an toàn, sản phẩm của chúng tôi sẽ là giải pháp hoàn hảo cho trẻ biếng ăn. Hãy ghé thăm website của chúng tôi để tìm hiểu thêm và liên hệ với chúng tôi để đặt hàng ngay hôm nay. Đừng để trẻ bỏ lỡ cơ hội phát triển khỏe mạnh! 



Không có nhận xét nào