Biến chứng của phẫu thuật cắt túi mật nội soi

tháng 5 14, 2020 - Đặc Sản Cần Thơ - Huỳnh Thảo
Những biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong cắt túi mật nội soi bao gồm tổn thương đường mật, rò mật, chảy máu và tổn thương ruột do sự lựa chọn bệnh nhân, kinh nghiệm của phẫu thuật viên và sự gượng gạo về kỹ thuật. Kiểu tổn thương đường mật chính do nhiệt có thể không nhận ra trong lúc mổ và thường liên quan đến ống gan chung hoặc ống gan phải.



Theo một nghiên cứu tập hợp dữ liệu từ 7 nghiên cứu lớn với tổng số 8856 trường hợp cắt túi mật nội soi, biến chứng nghiêm trọng chiếm 2.6%. Biến chứng chảy máu chiếm 0.11-1.97%, abscess 0.14-0.3%, rò mật 0.3-0.9%, tổn thương đường mật 0.26-0.6% và tổn thương ruột 0.14-0.35%. Tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ của phẫu thuật nội soi thấp hơn mổ mở nhưng không khác biết về tỉ lệ abscess ổ bụng.

1. Kinh nghiệm của phẫu thuật viên
Tỉ lệ biến chứng toàn bộ liên quan tới kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Một báo cáo trên 8800 trường hợp cắt túi mật nội soi được thực hiện bởi 55 phẫu thuật viên, ước tính tỉ lệ tổn thương đường mật 90% trong 30 trường hợp đầu tiên với mỗi phẫu thuật viên, với tỉ lệ giảm từ 1.7% ở trường hợp đầu tiên xuống còn 0.17% ở ca thứ 50. Trong các nghiên cứu, tỉ lệ tổn thương đường mật chiếm 0.4 - 0.6%, gấp 4 lần so với mổ mở.

Những phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm có tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Ngày nay, cắt túi mật nội soi gần như trở thành thường quy, nhiều bệnh viện hiện nay đã, đang và sẽ áp dụng kỹ thuật này sẽ được đòi hỏi một chứng nhận thực hành từ một trung tâm đào tạo có ưu tính. Tại Hoa kỳ, Hội phẫu thuật viên Hoa Kỳ, Hội phẫu thuật viên nội soi và tiêu hóa đã thiết lập một công cụ để đánh giá gọi là “những quy tắc cơ bản trong phẫu thuật nội soi” (Fundamentals in Laparoscopic Surgery-FLS) và là yêu cầu bắt buộc phải có trong việc xét duyệt cho các cá nhân có đủ điều kiện thực hành phẫu thuật của Hội đồng phẫu thuật Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào